- Đó là sự phân công của bộ máy cái đồng hồ. Nếu giả sử các bộ phận ấy xin thay đổi, cái kim giây nói: “Tôi chạy thế này mệt quá, cho tôi chạy chậm lại hoặc nghỉ ít lâu”. Mặt số kêu lên: “Đứng mãi một chỗ chán quá, cho tôi chạy như kim giây”. Bộ máy lại nói: “ Tôi làm nhiều việc mà chả ai biết đến, cho tôi làm mặt số”. Các cô, các chú thử nghĩ xem, nếu ta để các bộ phận đồng hồ làm theo ý muốn riêng của mình thì sẽ thế nào?
Cả lớp vang lên tiếng cười. Có đồng chí nói:
- Thưa Bác, như vậy không còn là đồng hồ nữa ạ!
- Trong công tác cách mạng cũng như vậy, tùy theo trình độ và yêu cầu mà Đảng và nhân dân giao nhiệm vụ làm Chủ tịch nước, đồng chí cảnh vệ lo công tác bảo vệ, đồng chí cấp dưỡng lo nấu ăn, đồng chí văn thư lo việc giấy tờ, mỗi người một việc, như vậy hợp lại mới thành công chung. Đó là sự phân công của tổ chức.
Qua mẩu chuyện trên chúng ta có thể thấy mỗi người trong chúng ta, mỗi cá nhân đều có những ưu điểm khác nhau, trình độ chuyên môn khác nhau, không ai giống ai, nên khi được phân công bất kỳ một công việc nào, ở bất kỳ một vị trí nào, dù là việc lớn hay việc nhỏ chúng ta cũng cần phải phát huy hết khả năng, năng lực của bản thân để hoàn thành tốt công việc của mình, không nên có sự đố kỵ, so sánh. Như câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác, dù là ở vị trí, công việc nào cũng có tầm quan trọng riêng, đều góp phần tạo nên sự thành công của một tập thể. Do đó, để tạo được thành công chung cho tập thể chúng ta cần phải có sự gắn kết, đồng lòng, cùng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt công tác của bản thân nói riêng và tập thể nói chung.
Tác giả bài viết: (Những mẩu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh)