Tuy nhiên, vì không nghề nghiệp, cô chẳng tìm ra việc làm, nên phải làm gái đứng đường, đem thân xác, hình hài mình ra làm thứ để mua bán, đổi chác. Năm tháng cứ thế trôi qua, ba cô qua đời, mẹ cô ngày càng già đi vì nhớ con. Trong khi cô càng trượt dài trong lối sống sa đọa của mình. Không còn chút liên lạc nào giữa hai mẹ con trong những năm tháng ấy.
Nghe đồn về lối sống của con gái mình, bà mẹ đã đi tìm con trong khắp thành phố. Bà lân la đến từng nhóm cứu trợ với lời thỉnh cầu đơn giản: “Làm ơn cho tôi chưng tấm hình ở đây”. Đó là tấm hình một bà mẹ tóc muối tiêu, mỉm cười với hàng chữ: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy về nhà đi con".
Vài tháng trôi qua, vẫn không có gì xảy ra. Rồi một ngày, cô gái đến toán cứu trợ nọ để nhận một bữa ăn cứu đói. Ban đầu, cô không để ý đến tấm hình vì mải lo nhận thức ăn. Khi đã nhận gói thức ăn cứu trợ xong, cô đi ngang và liếc qua tấm hình, bất chợt, cô nhận ra khuôn mặt dù nhăn nheo, cằn cỗi nhưng là mẹ mình. Cô đến xem kĩ bức ảnh. Đúng rồi, đúng là mẹ cô và cả những điều bà viết nữa: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy về nhà đi con".
Lúc đó, trời đã tối nhưng bức hình đã làm cô gái xúc động, ôm mặt bật khóc rồi cô quyết định phải chạy bộ về nhà. Về đến nhà, trời đã sáng tỏ. Cô sợ hãi khép nép không biết sẽ phải nói ra sao với mẹ. Khẽ gõ cửa, cô thấy cửa không khóa. Cô nghĩ chắc có trộm vào nhà.
Lo lắng cho sự an toàn của mẹ mình, cô chạy vội vào buồng ngủ của bà và thấy bà vẫn đang ngủ yên. Cô đánh thức mẹ mình dậy và nói: “Mẹ ơi, con đây. Con đây. Con đã về nhà rồi, xin tha thứ cho con”. Không tin vào đôi mắt mình, bà mẹ lau nước mắt rồi hai mẹ con ôm chầm lấy nhau.
Cô gái nói với mẹ: “Mẹ à, con lo quá. Thấy cửa không khóa, con cứ nghĩ nhà có trộm”. Bà mẹ nhìn con âu yếm: “Không phải đâu con à. Từ khi con đi, cửa nhà mình chưa bao giờ khóa. Mẹ sợ lúc nào đó con trở về mà mẹ không có ở đây để mở cửa cho con”. Và cô gái lại gục đầu vào lòng mẹ, bật khóc.
Tác giả bài viết: Chương trình Thức dậy Hà Nội (Đài PT&TH Hà Nội)