Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp, tác phong công tác của cán bộ, đảng viên không chỉ là tổng hợp những lề lối, cách thức, biện pháp xử lý công việc, ứng xử xã hội và sử dụng để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình mà còn là sự thể hiện quan điểm, lập trường chính trị, tư cách đạo đức, lối sống, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ trong thực tiễn.
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, diễn ra từ ngày 26 đến 31-12-2011, đã thẳng thắn thảo luận với tinh thần trách nhiệm rất cao về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” với 3 nội dung trọng yếu: Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Ba nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cũng là vấn đề cấp bách nhất. Sau đây là cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Xây dựng Đảng Trường Cán bộ TPHCM, xung quanh việc triển khai đưa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” vào cuộc sống.
Cách đây 5 năm, đầu xuân Đinh Hợi vào ngày thành lập Đảng, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ngay từ những ngày đầu, Cuộc vận động đã nhận được sự hưởng ứng sôi nổi, nhiệt tình của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc giáo dục lý luận chính trị và giáo dục thực hành lý luận cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. “Đường Kách mệnh” và “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hai tác phẩm lý luận lớn, cũng là những tác phẩm vô giá về giáo dục lý luận chính trị của Người để lại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc giáo dục lý luận chính trị và giáo dục thực hành lý luận cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. “Đường Kách mệnh” và “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hai tác phẩm lý luận lớn, cũng là những tác phẩm vô giá về giáo dục lý luận chính trị của Người để lại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy tư duy sâu rộng của mối quan hệ chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ Tổ quốc trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là tư tưởng quân sự, quốc phòng, an ninh, kháng chiến, mà kháng chiến bao giờ cũng đi liền với kiến quốc.
Có nhiều biện pháp để làm thất bại các quan điểm sai trái, mà một trong những cách làm có hiệu quả là phải nắm chắc, hiểu sâu sắc khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được xem như là chìa khóa để mở cửa đi vào kho tàng tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng là chìa khóa để chống lại một cách có hiệu quả những luận điệu thù địch và sai trái.
Tư tưởng đối ngoại và phong cách ngoại giao của Người là sự kết tinh truyền thống của dân tộc và tinh hoa của nhân loại, trong đó ngoại giao nhân dân là một “binh chủng” đa kênh và đa năng quan trọng, cùng với ngoại giao Đảng và Nhà nước hợp thành nền ngoại giao tổng hợp của quốc gia.
Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược hòng cướp nước ta một lần nữa. Cùng với quân dân Nam bộ, cả nước muôn người như một đứng lên chiến đấu bảo vệ độc lập của Tổ quốc. Nhiều giai điệu đã vang lên hào hùng cổ vũ tinh thần quyết chiến đến cùng “thà chết cho tự do, quyết không làm nô lệ”.
Tuổi 18 gánh trên vai Tổ quốc 100 tân binh quận 4 và huyện Nhà Bè sẽ đứng vào hàng ngũ những người lính hải quân nhân dân VN trong số 2.100 nam thanh niên TP.HCM lên đường nhập ngũ từ hôm qua 8-9.